Hỏa hoạn thường mang lại thương vong lớn nếu như những người trong đám cháy không được trang bị các kỹ năng thoát hiểm cơ bản. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những cách thoát khỏi đám cháy an toàn, nhanh chóng để hạn chế tối đa những nguy hiểm đến tính mạng.
Một số nguyên tắc cần ghi nhớ khi xảy ra hỏa hoạn
Đám cháy có thể lan rộng một cách rất nhanh chóng, gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cả về người và tài sản. Để giúp bản thân cũng như mọi người có thể an toàn thoát khỏi đám cháy, cần ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản như sau:
Cần bình tĩnh để áp dụng những nguyên tắc an toàn khi có đám cháy
Phải bình tĩnh để xử lý tốt các tình huống khi có đám cháy
Khi xảy ra sự cố về cháy nổ thì các thành viên cần phải giữ được bình tĩnh, đặc biệt là cần hướng dẫn các bạn nhỏ cần tuân theo những chỉ dẫn của người lớn. Đặc biệt không hoảng loạn, giữ bình sẽ giúp bạn tìm được hướng di chuyển an toàn, bảo đảm tính mạng.
Khi phát hiện ra dấu hiệu đám cháy, cần tìm cách dập lửa và thoát hiểm nhanh nhất. Có thể sử dụng các bình chữa cháy hoặc cát, chăn hoặc nước,… để dập ngọn lửa để tránh lan rộng. Trường hợp ngọn lửa quá lớn thì cần phải tìm phương án thoát hiểm nhanh chóng.
Cần ấn chuông báo động để thông báo cho tất cả mọi người, gọi 114 để thông báo Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
Cách thoát khỏi đám cháy: Di chuyển sát mặt đất
Trong thực tế, hầu hết trường hợp bị tử vong tại các đám cháy có từ 50 – 80% lý do là bởi ngạt khí độc, ngạt khói. Sở dĩ vậy vì khi đám cháy xuất hiện, khói đen xuất hiện cản trở tầm nhìn làm mất phương hướng và đặc biệt gây ra tình trạng ngạt khói do hít phải.
Di chuyển sát mặt đất để tránh khói đen độc hại
Bởi vậy, khi đám cháy lan rộng, khói đen xuất hiện cần cúi sát người xuống sàn nhà. Thực hiện việc bò bằng bàn tay và đầu gối, người và mặt càng sát sàn nhà càng tốt, nên men theo bờ tường để tìm được các lối thoát hiểm nhanh nhất có thể. Kỹ năng này sẽ giúp bạn và người thân hít phải ít khói hơn, hạn chế tình trạng ngạt khói (khói thường bay lên cao).
Chỉ sử dụng thang bộ để thoát hiểm, không dùng thang máy
Trong cách thoát khỏi đám cháy nhà cao tầng có một điều vô cùng quan trọng đó là không thoát hiểm bằng thang máy. Nếu có hỏa hoạn, bạn cần phải thật bình tĩnh di chuyển theo cầu thang bộ.
Bởi vì khi có cháy thì các nguồn điện trong tòa nhà thường bị cắt, các thang máy sẽ không thể hoạt động. Nếu bạn ở trong thang máy sẽ bị kẹt lại, không thể thoát ra ngoài gây tình trạng ngạt khí và tử vong. Trong quá trình thoát khỏi hỏa hoạn, không nên xen lấn mà cần ưu tiên người già, phụ nữ có thai và trẻ em.
Một số lưu ý khi có đám cháy
Chỉ sử dụng cầu thang bộ khi có hỏa hoạn
Nếu chưa thể tiếp cận được lối thoát hiểm an toàn thì nên tìm những vị trí lánh nạn tạm thời (thường là ban công, cửa sổ chưa có lửa hoặc khói độc). Không được trốn trong nhà vệ sinh khi có đám cháy. Nếu cần di chuyển ra ngoài ban công, hãy sử dụng khăn, áo, mũ hoặc kêu to để ra hiệu cầu cứu.
Trường hợp đám cháy bùng lớn, khói và khí độc đã bao trùm cả hành lang thoát hiểm khiến bạn không thể thoát ra ngoài thì bạn cần dùng chăn ẩm, băng dính bít các khe cửa, hạn chế khói độc có thể tràn vào phòng. Lúc này, cách tốt nhất là ở lại trong phòng và đợi chờ lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy đến.
Khi có cháy trong tòa nhà cao tầng, hãy quan sát luồng khói để phán đoán được cách thoát khỏi đám cháy tối ưu nhất. Nếu luồng khói từ trên cao hoặc xuất hiện tại vị trí của mình thì bạn cần di chuyển xuống các tầng dưới. Ngược lại nếu như khói từ tầng dưới thoát lên, hãy nhanh chóng di chuyển lên các tầng cao hơn, tầng thượng.
Các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cực cần thiết
Dạy trẻ thoát khỏi đám cháy một cách an toàn nhất
Nếu như nắm được những kỹ năng thoát khỏi đám cháy ở tòa nhà, nhà ở,… sẽ giúp bạn hạn chế các tai nạn thương tâm. Bởi vậy, việc cần thiết đó là trang bị kỹ năng cho tất cả mọi người, dạy trẻ thoát khỏi đám cháy khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra.
Dưới đây sẽ là một số kỹ năng cơ bản cần ghi nhớ:
Phòng độc cho cơ thể, tránh ngạt khói
Như đã nói ở trên, hầu hết các ca tử vong trong đám cháy thường là do ngạt khói. Vì thế, khi tìm cách thoát khỏi đám cháy, chúng ta cầm cúi sát người xuống mặt đất, và sử dụng khăn ẩm để che miệng, mũi. Trường hợp không có sẵn khăn ướt, hãy tận dụng quần áo hoặc bất cứ thứ gì bằng vải, vắt bớt nước để che mũi, miệng của mình.
Bạn cũng nên quấn chăn được nhúng ướt quanh người để bảo vệ da, tránh lửa bén vào quần áo có thể gây bỏng.
Cách dập lửa bị bén vào quần áo
Khi xung quanh là lửa và khói thì việc ngọn lửa có thể bén vào quần áo, đầu tóc khi bạn đang tìm lối thoát hiểm. Nếu bị lửa bén vào người, bạn không nên di chuyển để tránh làm lửa lan ra. Hãy nằm xuống sàn, lăn qua lại nhiều vòng để dập tắt được ngọn lửa đang cháy trên quần áo (nên che mặt để tránh bị thương khi cố gắng dập lửa).
Cách dập lửa bén vào người trong hỏa hoạn
Nếu gần đó có hồ bơi, hồ nước, trước khi nhảy xuống bạn cần thử qua nhiệt độ nước bằng tay. Bởi vì khi có hỏa hoạn, nước trong hồ có thể bị nóng, gây bỏng nếu như bạn nhảy xuống.
Tuân thủ các hướng dẫn của lực lượng phòng cháy chữa cháy
Cho dù bạn nắm được những kỹ năng, cách thoát khỏi đám cháy thì khi có lực lực lượng đến giải cứu, bạn phải tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của lực lượng phòng cháy chữa cháy. Nhất là khi hỏa hoạn xảy ra tại các trung tâm thương mại, rạp chiếu phim,… đông người cần theo sự hướng chỉ của người hướng dẫn để thoát khỏi tòa nhà thông qua các lối thoát hiểm (thang bộ, lối thoát hiểm…).
Ngoài ra, để đề phòng những tai nạn, sự cố cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bạn nên trang bị một số thiết bị phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm cơ bản cho gia đình. Cần có trong nhà bình chữa cháy (dạng bột, dạng CO2,…), mặt nạ chống độc, thang thoát hiểm nếu như nhà cao tầng, ở chung cư…
Cách sơ cứu cho người bị ngạt khói do hỏa hoạn
Ngoài nắm được cách thoát khỏi đám cháy an toàn, bạn cần biết cách sơ cứu khi có người bị ngạt khói, điều này sẽ phần nào giảm nguy hiểm đến tính mạng khi đợi cấp cứu đến.
Sơ cứu người bị ngạt khói đúng cách và đưa đi cấp cứu kịp thời
Cần phải:
- Tìm kiếm sự trợ giúp y tế hoặc liên hệ nhanh chóng với lực lượng cứu hỏa.
- Đưa nạn nhân ra khỏi đám cháy đến khu vực an toàn, không khí thông thoáng.
- Đặt nạn nhân nằm nghiêng hoặc ngồi chứ không để nằm ngửa, điều này tránh nạn nhân cảm thấy buồn nôn hoặc có có đườm trong cổ.
- Với những nạn nhân còn tỉnh, hãy hỏi cảm giác của họ nếu không hãy chú ý đến cách thở của nạn nhân. Kiểm tra đường thở, nhịp thở và can thiệp hô hấp nhân tạo, mặt nạ dưỡng khí nếu cần thiết.
- Nếu nạn nhân bị ngã, ngất xỉu do hít nhiều khói, hãy kiểm tra có vết thương trên cơ thể không để sơ cứu, băng bó kịp thời, không di chuyển mạnh khi có nghi ngờ bị gãy xương.
- Cần đưa nạn nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt sẽ giúp giảm bớt các di chứng có thể xảy ra.
Tìm hiểu thêm: 8 dụng cụ phòng cháy chữa cháy không thể thiếu trong gia đình
Hy vọng với những thông tin mà bài viết vừa cung cấp sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức, kỹ năng và cách thoát khỏi đám cháy an toàn. Hãy luôn sẵn sàng kiến thức cơ bản này để giúp bản thân, gia đình và những người xung quanh có thể sống sót khỏi các đám cháy hoặc xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ nhé!